Nghi lễ hát then không chỉ thể hiện đời sống tâm linh, mà còn là sinh hoạt văn hoá văn nghệ độc đáo của người Tày, Nùng. Mỗi câu hát, mỗi âm điệu đều thể hiện thế giới tâm hồn phong phú, độc đáo. Trải qua thời gian, điệu hát then đã trở thành “đứa con tinh thần” không thể thiếu trong đời sống văn hóa của bà con nơi đây.
Tìm hiểu về nguồn gốc của hát Then
Người Tày, Nùng có nền văn nghệ cổ truyền với đầy đủ loại hình thơ, cá, múa, nhạc,…Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến giai điệu hát Then truyền thống. Then có nghĩa là Thiên (Trời), là điệu hát của thần Thiên truyền lại. Bởi vậy mà chúng được thường diễn trong những dịp quan trọng như: cầu an, cầu màu. Hát Then thường đi đôi với điệu múa trầu. Khi múa, mỗi vũ công dùng một chùm chuông nhỏ dùng để múa và phát ra âm thanh.
Đạo cụ không thể thiếu khi hát Then đó chính là đàn Tính Tẩu, là loại nhạc vụ được gắn với quả bầu được gọi là tẩu và 1 sợi dây duy nhất được gọi là tính. Tuy đàn Tính Tẩu phát ra nhưng âm thanh đơn giản nhưng hát Then không thể thiếu. Có thể coi đây là cầu nối giữa con người với thế giới tâm linh, đồng bào dùng tiếng đàn tính để thay lời muốn nói, bày tỏ nỗi niềm..
Về nguồn gốc xuất sứ, hát then đã trải qua hàng hàng trăm năm tín ngưỡng, gắn bó với đời sống của người dân tộc Tày Nùng. Với họ, hát then là một trong những thứ thuộc về phần hồn của rừng, là một nét đẹp văn hóa đặc sắc của đồng bào nơi đây.
Ý nghĩa của giai điệu Hát Then
Hát Then là một loại hình diễn xướng âm nhạc dân gian, với nội dung thuật lại cuộc hành trình của con người lên thiên giới cầu xin Then ban cho những điều may mắn và một cuộc sống tốt lành cho người dân. Những giai điệu hát then phản ánh chuyện từ đời sống, bản mường, đến chuyện tình yêu, ma chay, cưới hỏi…Qua đây sẽ thấy rõ được nhân sinh quan, thế giới quan và bản sắc văn hóa của đồng bào Tày và Nùng.
Hát Then thường xuất hiện trong các dịp lễ lớn của năm như Lễ cầu mùa, cầu yên, cấp sắc…Khi tiến hành nghi lễ, người hát Then sử dụng các nhạc cụ như đàn tính, chùm xóc nhạc, quạt, thẻ âm dương, kiếm…