Ghé Tây Bắc tham dự những lễ hội mùa xuân đặc sắc của người Thái - Pao Quán

Mùa xuân là cây lá đâm chồi, nảy lộc. Hòa cùng không khi tươi mới ấy của núi rừng, người Thái ở Tây Bắc cũng tưng bừng mở hội. Hãy cùng tìm hiểu về những lễ hội đặc sắc vào mùa xuân của người Thái qua bài viết dưới đây các bạn nhé!

Lễ hội đua thuyền sông Đà

Khoảng mùng 8 đến mùng 10 tháng giêng, lễ hội đua thuyền trên sông sẽ được tổ chức tại huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La. Những vận động viên tham dự hội đua thuyền đều là cư dân sinh sống bên lưu vực sông Đà.

Ghé Tây Bắc tham dự những lễ hội mùa xuân đặc sắc của người Thái

Lễ hội đua thuyền sông Đà đã có từ lâu đời. Đây là cơ hội để người dân các bản làng tụ tập, giao lưu với nhau sau một năm làm việc vất vả. Ngoài hoạt động chính là đua thuyền, trong dịp diễn ra lễ hội, người ta còn tổ chức các buổi biểu diễn văn nghệ, các trò chơi dân gian và xen kẽ những lễ hội truyền thống khác (như lễ hội gội đầu năm mới).

Lễ hội xên bản xên mường

“Xên” là một hình thức cầu cúng của người Thái với mong muốn ông bà tổ tiên cùng các vị thần linh trong trời đất phù hộ có một cuộc sống khỏe mạnh, bình an và làm ăn phát đạt. Lễ hội xên bản xên mường là lễ hội cầu an cho bản mường đồng thời cũng là lễ cúng để tưởng nhớ công ơn của những người lập nên bản mường. Lễ hội mùa xuân này đã có từ xa xưa, được tổ chức vào những mùa nông nhàn và mùa xuân năm mới.

Ghé Tây Bắc tham dự những lễ hội mùa xuân đặc sắc của người Thái

Trước kia, xên bản xên mường được tổ chức bởi các “chẩu mường” (những người đứng đầu mỗi bản mường). Ngày nay, những người trong cộng đồng người Thái sẽ cùng nhau họp bàn và tổ chức lễ hội.

Lễ hội xên bản xên mường bao gồm hai phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ phải có con vật hiến sinh là con trâu. Phần hội có các tiết mục múa xòe, ném còn, các trò chơi dân gian và tiệc tùng ăn uống để tất cả mọi người tham dự cùng vui chơi và giao lưu với nhau.

Hội khai xuân bản làng

Các bản người Thái ở Tây Bắc thường khai xuân hơi muộn. Sớm thì vào mùng 4-5 Tết, muộn thì khoảng mùng 10 tháng Giêng. Lễ hội khai xuân của người Thái rất đặc sắc và được tổ chức gần như cả ngày lẫn đêm. Người già, trẻ nhỏ ai ai cũng đều hân hoan trong các trò chời dân gian như tó mak lẹ, ném còn,.. Say men tình trong các điệu múa truyền thống, những vòng xòe, chum vại rượu cần…Nhiều bản nhỏ tụ tập cùng tổ chức với nhau để hội khai xuân thêm long trọng.

Ghé Tây Bắc tham dự những lễ hội mùa xuân đặc sắc của người Thái

Lễ hội hoa Ban

Hoa Ban có một vị trí hết sức quan trọng trong đời sống của người dân Tây Bắc. “Ban” trong tiếng Thái có nghĩa là ngọt ngào. Hoa Ban được sinh ra từ câu chuyện cổ về đôi trai gái Thái yêu nhau nhưng không đến được với nhau do khoảng cách giàu nghèo và định kiến trong xã hội thời bấy giờ. Đến khi phải ly biệt, tình yêu và sự thủy chung của cô gái đã hóa thành hoa Ban, từ đó hoa trở thành biểu tượng cho tình yêu thủy chung của người Thái.

Ghé Tây Bắc tham dự những lễ hội mùa xuân đặc sắc của người Thái

Lễ hội hoa Ban không chỉ là lễ hội mùa xuân riêng của người Thái mà còn là tài sản chung của người dân Tây Bắc, với sự tham gia của nhiều dân tộc trong vùng. Vào khoảng tháng 3 đến tháng 4, người Thái Tây Bắc lại nô nức tổ chức lễ hội hoa Ban. Ngoài việc để tưởng nhớ về câu chuyện tình đôi lứa trong truyền thuyết, bày tỏ khát vọng về sự tự do trong hôn nhân và tình yêu, đây còn là dịp để người dân Tây Bắc giao lưu văn hóa, văn nghệ.

Ghé Tây Bắc tham dự những lễ hội mùa xuân đặc sắc của người Thái

Trên đây Pao Quán vừa giới thiệu tới các bạn những lễ hội mùa xuân đặc sắc của người Thái ở Tây Bắc. Nếu không có dịp ghé mảnh đất này, thì bạn cũng có thể tới Pao Quán để khám phá những nét văn hóa đặc trưng của nơi đây qua từng món ăn, góc nhà,..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐẶT BÀN NGAY