Tây Bắc không chỉ nổi tiếng với danh lam thắng cảnh, nức tiếng với nền ẩm thực phong phú, có 1-0-2 mà còn gây ấn tượng sâu sắc với những phong tục lạ lùng, trong đó phải kể đến tục đón Tết của đồng bào các dân tộc nơi đây. Hãy cùng Pao Quán tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc ấy dưới đây nhé!
Phong tục đón Tết Nguyên Đán của người Cao Lan: Ngập tràn màu đỏ
Người Cao Lan ăn Tết từ cuối tháng Chạp cho tới tháng Giêng, cúng cả ở nhà riêng và đình làng. Trước tết khoảng 2 ngày, họ sẽ dán giấy đỏ ở khắp mọi nơi: Từ nhà ra tới cửa ra vào, cổng nhà, bàn thờ tổ tiên, cối xay, chuồng lợn, chuồng trâu, chuồng gà… Toàn bộ ngôi nhà sẽ được nhuộm sắc đỏ rực rỡ.
Theo người Cao Lan quan niệm, giấy đỏ tượng trưng cho niềm vui, những điều may mắn cùng sự tốt lành. Vì vậy, họ sẽ dán lên những nơi quan trọng để mong đón chào một năm mới an khang thịnh vượng.
Thú vị với tục đón tết của người H’Mông: Đàn ông dậy sớm cơm nước thay đàn bà
Vào sáng mùng 1 Tết, đàn ông H’Mông sẽ có tục lệ dậy sớm cơm nước và làm mọi việc trong nhà thay đàn bà. Trong 3 ngày đầu năm mới, họ sẽ kiêng gọi phụ nữ dậy sớm, kiêng tiêu tiền hay thổi lửa. Đây được xem là một trong những tập tục thú vị của người dân vùng cao. Họ quan niệm rằng, đàn ông là người trụ cột trong gia đình vì vậy họ phải chịu trách nhiệm trong mọi việc để giữ được truyền thống đó cho cả năm.
Họ cùng gia đình đón giao thừa khi tiếng gà đầu tiên gáy vào sáng mùng 1. Sau khi thực hiện các nghi lễ xong xuôi tại gia, họ tới nhà nhau chúc Tết, cùng thưởng thức rượu ngô, bánh dày, thịt nướng và ca hát.
Lạ lùng với tục “Ăn trộm cầu may” ngày Tết của người Dao đỏ
Một phong tục ngày Tết lạ lùng của người Dao khiến ai nghe xong cũng phải nực cười, nhưng đó lại là sự thật. Người Dao đỏ ở xã Mồ Sì San, Lai Châu quan niệm rằng, càng ăn trộm được nhiều đồ thì năm đó càng may mắn. Ngược lại, nhà nào bị mất trộm nhiều nhất được cho là không may mắn trong năm mới. Tuy nhiên, món đồ ăn trộm phải là thịt treo gác bếp hoặc cây hành, tỏi trong vườn, rượu…Vì vậy mà vào đêm rằm đầu năm mọi người trong làng để rủ nhau đi ăn trộm.
Với phong tục này, người đi ăn trộm phải thật khéo léo, làm sao để không bị chủ nhà phát hiện. Nếu bị bắt sẽ phải uống 1 chén rượu phát, còn khi ăn trộm thành công thì người đó sẽ mang vật phẩm đến trình với chủ nhà để lĩnh thưởng là miếng thịt khô hoặc chai rượu.
Độc đáo với tục “gọi trâu về ăn Tết” của người Mường
Những ngày trước Tết, người Mường tại Hòa Bình chuẩn bị sẵn mõ để qua giao thừa đốt đuốc gọi vía trâu. Quan niệm rằng đây là cách để trả ơn vật nuôi đã trung thành vất vả và giúp chủ nhân cấy cày. Bên cạnh đó, họ còn treo bánh ống lên các dụng cụ sản xuất như đòn gánh, cày bừa để mời chúng về ăn Tết cùng với gia đình
Phong tục đón Tết Nguyên Đán của người Thái trắng: Gội đầu chiều 30 Tết
Người Thái trắng tại ở Quỳnh Nhai, Sơn La có tục gội đầu chiều ngày 30 Tết vô cùng độc đáo. Vào ngày này, tất cả mọi người từ già tới trẻ đều ra sông để gội đầu. Họ quan niệm rằng, gội đầu để rửa trội mọi thứ đen đủi, xui xảo, những điều không may của năm cũ đón chào năm mới, mong một năm bình an, thuận lợi.
Trên đây là những phong tục đón Tết độc đáo của người dân vùng cao. Hy vọng rằng sẽ đem tới những thông tin thú vị dành cho bạn đọc.