Tới Tây Bắc mùa lúa chính, đừng quên thưởng thức 5 đặc sản nức tiếng này! - Pao Quán

Ghé Tây Bắc vào mùa lúa chín, bạn nên thưởng thức những đặc sản nào? Tháng 9, tháng 10 chính là thời điểm lúa chín ở Tây Bắc, từ những cánh đồng Mường Lò đến ruộng bậc thang Mù Cang Chải xanh mướt bắt đầu ngả sang màu vàng tươi, ấm áp. Và tất nhiên, nơi đây không thể không kể đến những món ăn đặc sản, nức tiếng luôn khiến du khách phải say mê.

Cốm Tú Lệ

Mùa lúa chín ở Tây Bắc cũng chính là thời điểm cốm Tú Lệ vào mùa. Cốm được làm từ giống lúa quý, có màu xanh đậm, hạt mềm và hậu vị đắng nhẹ mang đặc trưng của vùng Tú Lệ. Bởi thế mà, từng hạt cốm xanh màu lúa, tròn mẩy, vị ngọt bùi, ăn một lần là nhớ mãi không quên. Công đoạn làm ra những hạt cốm dẻo thơm đòi hỏi nhiều công sức, sự tỉ mỉ và tinh tế. Để có được những hạt cốm  xanh mướt, người dân trong thôn phải dậy từ mờ sáng ra đồng hái những bông lúa còn ướt sương đêm để mang về nhà. Hạt sau khi tuốt ra phải rang ngay, nếu để vài ngày sau hạt sẽ không chuyển sang màu xanh và có mùi thơm. Công đoạn tiếp theo là đợi nguội rồi cho từng mẻ vào cối giã nhuyễn.

Xôi ngũ sắc 

Xôi ngũ sắc là món ăn truyền thống của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc như Tày, Dao, thuộc các tỉnh như Lào Cai, Mộc Châu, Hà Giang…. Gọi là xôi ngũ sắc vì một đĩa xôi gồm rất nhiều màu, thông thường là năm: đỏ, xanh, vàng, nâu, trắng. Mỗi màu xôi mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, năm màu xôi tượng trưng cho ngũ hành trong trời đất: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.

Xôi ngũ sắc có từ lâu đời và ngày nay đã trở thành đặc sản Tây Bắc. Vị ngon, ngọt, béo ngậy cùng với những màu sắc hấp dẫn trong đĩa xôi thể hiện tấm lòng hiếu khách của gia chủ, chứa đựng mong ước cho mùa màng bội thu trong năm tới và ước mơ về một cuộc sống no đủ.

Muồm muỗm rang độc lạ

Nhìn thì có vẻ ghê nhưng ăn vào thì lại mê. Ai ai đến đây cũng mong muốn được thưởng thức món muồm muỗm rang giòn vàng sậm; rất thơm. Muồm muỗm rang sau có màu vàng nâu đẹp mắt; kèm với đó là một mùi thơm ngất ngây lòng người. Muồm muỗm ở Mường Lò ăn rất bùi; ngậy và thơm. Ai đặt chân đến vùng đất Yên Bái mà không tự tay đi bắt muồm muồm; tự tay chế biến và thưởng thức món Muồm muỗm rang này thì thực sự đáng tiếc.

Bánh chim gâu 

Món bánh có tên rất lạ này xuất phát từ một câu chuyện chứa chan tình mẫu tử. Tặng nhau chiếc bánh chim gâu như tặng nhau món ngon khi đói lòng. Và với các em bé nhỏ đó còn là cả sự yêu thương của mẹ dành cho mình. Vắng đi chiếc bánh chim gâu như khiến cho hương vị núi rừng mất đi mấy phần rồi.

Bánh được gói theo hình dáng giống con chim gâu, nhỏ xinh vừa phải. Người dân gọi chung là bánh chim gâu. Để làm được chiếc bánh độc đáo, gạo nếp là nguyên liệu chính không thể thiếu trong bánh chim gâu. Ngoài ra, món bánh còn có thể thêm nhiều nguyên liệu như đỗ xanh, các loại lá cây, nước tro, thịt lợn để tạo thêm hương vị độc đáo, đa dạng và ngon hơn. Ngoài gạo nếp, bánh chim gâu phải có nguyên liệu là lá dứa rừng, một loại cây rất quen thuộc với người dân Yên Bái. Lá có màu xanh, hình dáng dài.

Măng ớt Trạm Tấu

Sẽ thật thiếu sót nếu như ghé Tây Bắc mùa lúa chính không thưởng thức đặc sản ăng ớt Trạm Tấu. Đây là món ăn của đồng bào Mông ở huyện vùng cao Trạm Tấu, có kích thước chỉ nhỏ bằng ngón tay nhưng lại đặc ruột. Món ăn hấp dẫn, nhưng làm thì vô cùng đơn giản. Măng đem về được bóc vỏ, dùng khăn ấm lau cho sạch tránh bị thâm. Sau đó, xếp măng vào ống bương hoặc là chum để ủ. Cứ một lượt măng lại rắc một lượt ớt tươi giã nhuyễn trộn với muối trắng.

Khi xếp măng đầy ống bương hoặc chum, thì người ta dùng đá nén chặt lại. Măng có thể ăn được sau khoảng 1 tháng ngâm. Măng ớt ngâm lâu sẽ có màu trắng hồng, vô cùng đẹp mắt. Ăn rất giòn kết hợp với vị chua, cay hòa quyện tạo nên ấn tượng khó quên.

Trên đây là 5 đặc sản nức tiếng nhất định bạn nên thử khi ghé Tây Bắc mùa lúa chín. Hy vọng rằng bài viết trên sẽ đem đến cho bạn những thông tin hữu ích

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐẶT BÀN NGAY