5 điều nên biết khi ăn lẩu để bảo vệ sức khỏe cho chính mình - Pao Quán

Thời tiết sang thu cũng là thời điểm thích hợp mọi người thích sum vầy bên những nồi lẩu nghi ngút khói. Nếu bạn là tín đồ của lẩu thì đừng bỏ qua 5 lưu ý dưới đây nhé.

1. Không nên ăn lẩu quá cay, quá nóng

Nhiều bạn lựa chọn các loại lẩu có vị chua cay để mang lại cảm giác sảng khoái khi được xì xụp hương vị nóng bỏng, làm ấm sực người. Tuy nhiên, bất cứ thức ăn nào kể cả lẩu nếu ăn quá cay sẽ làm cho dạ dày bị tổn thương.

Mặt khác, bạn cũng không nên ăn lẩu khi đáng quá nóng. Theo nghiên cứu cho thấy, khoang miệng của chúng ta chịu được nhiệt độ từ 50-60 độ C trong khi đó nhiệt độ của nồi lẩu là 100 – 120 độ C. Vì vậy ăn quá nóng sẽ khiến cho khoang miệng của bạn bị tổn thương. Thay vào đó, bạn nên để ra một chiếc đĩa cho bớt nóng.

Với những người bị viêm khoang miệng, có tiền sử bị viêm tuyến tụy hoặc từng trải qua phẫu thuật liên quan đến dạ dày, thực quản tốt nhất nên hạn chế ăn lẩu quá cay.

2. Không nên ăn lẩu quá lâu

Thường thì khi ăn lẩu mọi người thường ngồi lai rai lâu lâu một chút, vừa ăn vừa nói chuyện. Nhưng trên thực tế, ăn lẩu bạn không nên ngồi quá 2 tiếng. Bởi dạ dày cùng hệ thống dịch vị, đường ruột phải hoạt động suốt trong thời gian dài nên rất dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa hoặc viêm dạ dày, viêm lá lách mãn tính.

Đồng thời, thời gian nhúng cũng cần phù hợp tùy theo nguyên liệu. Không nhúng quá kỹ sẽ mất đi độ tươi ngon cũng như giá trị dinh dưỡng. Đối với các loại thịt thời gian nhúng khoảng 10 phút, các loại hải sản là 15 phút, nội tạng: 5 phút và rau khoảng 1 đến 2 phút tùy loại

3. Không cho cùng lúc nhiều thực phẩm

Khi cho cùng lúc thịt, rau… vào cùng một nồi lẩu rất dễ mắc một số ký sinh trùng, gây ra các bệnh đường tiêu hóa. Vì vậy, hãy cho lần lượt các loại thực phẩm vào và đợi chúng chín hãy cho loại thực phẩm khác.

4. Trình tự ăn cần hợp lý

Ăn lẩu cũng cần có nghệ thuật, nếu ăn không đúng sẽ khiến bạn không thể tận hưởng được trọn vẹn vị ngon của món ăn. Đầu tiên hãy bắt đầu bằng ½ cốc nước hoa quả, sau đó ăn rau, cuối cùng đến ăn thịt.

5. Nên thay nước lẩu nếu ăn lâu

Bạn vẫn nghĩ nước lẩu càng đun lâu càng nhiều chất bổ? Đó là suy nghĩ hoàn toàn sai làm. Thực tế, nếu đun quá lâu, thời gian mở vung nhiều sẽ khiến vitamin hầu như sẽ bị phân hủy hết, các chất béo bão hòa có thể ảnh hưởng đến tim mạch, huyết áp. Vì thế, tốt nhất nên thay nước lẩu sau khoảng 1 giờ.

Bên nồi lẩu ấm áp xoay tròn câu chuyện, hãy nhớ ăn đúng cách để vừa bảo vệ sức khỏe vừa tận hưởng trọn vẹn những khoảnh khắc tuyệt vời nhé. Chúc bạn có những bữa tiệc lẩu ngon cùng bạn bè.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐẶT BÀN NGAY