Những điều lý thú về nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Trung Thu - Pao Quán

Vào dịp tháng 8 âm lịch hàng năm, người Việt dù già hay trẻ, lớn hay bé lại bắt đầu háo hức chờ mong Tết Trung Thu. Từ lâu, Tết Trung Thu đã trở thành nét đẹp văn hóa của người Việt và được coi là dịp Tết Đoàn Viên. Tuy nhiên, có lẽ rất nhiều người chưa biết rõ nguồn gốc huyền bí và ý nghĩa sâu xa của ngày tết này. Bởi vậy, hãy cùng Pao Quán tìm hiểu về những điều lý thú về nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Trung Thu các bạn nhé!

Nguồn gốc và ý nghĩa sâu xa của Tết Trung Thu

Tết Trung Thu được diễn ra vào 15/8 âm lịch hàng năm. Nhiều người cho rằng ngày Tết Trung Thu của Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc. Thế nhưng, trên thực tế, lịch sử Việt Nam và Trung Quốc đều có những giai thoại về nhưng trên thực tế khi đi vào những giai thoại thì người Việt Nam và Trung Quốc đều có những nguồn gốc về tết trung thu khác nhau.

Những điều lý thú về nguồn gốc và ý nghĩa Tết Trung Thu
Chị Hằng và chú Cuội là câu chuyện dân gian đã được tương truyền bao đời của người Việt

Nếu như chuyện tình Hằng Nga – Hậu Nghệ gắn với trung thu của người Trung Hoa thì người Việt Nam lại thêu dệt nên câu chuyện về chị Hằng và chú Cuội. Hoặc câu chuyện về vua Đường Huyền Tông và Dương Qúy Phi cũng được cho là nguồn gốc của Tết Trung Thu. Dương Qúy Phi vốn là một trong tứ đại mỹ nhân của Trung Hoa thời bấy giờ. Nhưng cũng bởi vậy, nàng bị triều thần cho rằng đã mê hoặc vua Đường Huyền Tông bỏ bê triều chính. Để củng cố triều thần, Đường Huyền Tông buộc phải ban cho sủng phi của mình dải lụa trắng trong niềm tiếc thương vô hạn. Niềm tiếc thương khôn nguôi ấy đã làm cảm động các tiên nữ. Nhờ vậy, vào đêm trăng sáng nhất của mùa thu, vua đã được đưa lên trời gặp lại Dương Qúy Phi. Khi về trần gian, ông đã đặt ra Tết Trung Thu để tưởng nhớ vị sủng phi của mình.
Thế nhưng, ở Việt Nam, nhiều tài liệu lịch sử ghi chép lại rằng, Tết Trung Thu được tổ chức dưới thời nhà Lý ở kinh thành Thăng Long. Đât là dịp vua Lý muốn tạ ơn thần Rồng đã mang mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu cho con dân no ấm.

Các hoạt động diễn ra vào Tết Trung Thu

Vào dịp Tết Trung Thu, hầu như gia đình Việt nào cũng bày một mâm cỗ nho nhỏ. Tùy từng gia đình mà mâm cỗ có thể đầy đủ hay đơn giản nhưng thể vắng mặt bánh trung thu và hoa quả. Mâm cỗ trung thu để cúng trăng, tế trời đất, cầu mong cuộc sống tốt lành, gia đình đoàn viên. Sau khi quây quần phá cỗ, mọi người trong gia đình cùng tụ tập dưới mái hiên nhà ngắm trăng. Trẻ nhỏ túm năm tụm ba cùng nhau rước đèn quanh sân, quanh xóm. Nhiều nơi có tổ chức hoạt động múa lân, rước đèn, hội hoa đăng vào dịp trung thu vô cùng hoành tráng.

Những điều lý thú về nguồn gốc và ý nghĩa Tết Trung Thu
Bánh trung thu là thứ không thể thiếu trong mâm cỗ vào dịp Tết đoàn viên
Những điều lý thú về nguồn gốc và ý nghĩa Tết Trung Thu
Trẻ nhỏ vui phá cỗ rước đèn mỗi dịp trung thu

Trong cuộc sống bộn bề hối hả hiện nay, có lẽ về nhà đoàn viên mỗi dịp trung thu với nhiều người trở nên xa xỉ. Bởi thế, Tết Trung Thu trở thành dịp nhiều người tụ họp bạn bè, để cùng san sẻ những nồi niềm khi xa nhà tại các địa điểm ăn uống như Pao Quán.

Qua bài viết này, Pao Quán đã chia sẻ tới các bạn những điều lý thú về nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Trung Thu. Chúc các bạn có một ngày trung thu đoàn viên vui vẻ và hạnh phúc bên gia đình!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐẶT BÀN NGAY