Xuân về treo rẻo cao Tây Bắc: Đậm đà bản sắc lễ hội - Pao Quán

Xuân về trên trẻo cao Tây Bắc cũng là lúc nơi đây diễn ra nhiều lễ hội đặc sắc mang dấu ấn riêng của từng dân tộc. Các lễ hội được tổ chức với mục đích cảm tạ các vị thần linh cai quản cai quản núi rừng, sông suối và cầu mong cho mùa màng tốt tươi, mưa thuận gió hòa. Bài viết dưới đây, hãy cùng Pao Quán cùng điểm qua những lễ hội đặc trưng nhất của các dân tộc nhé.

1. Lễ hội Roóng Poọc của người Dáy

“Roóng” nghĩa là xuống, còn “Poọc” nghĩa là đồng ruộng, lễ hội Roóng Poọc là lễ hội được tổ chức ngay tại cánh đồng, với ý nghĩa cầu mong một năm thuận lợi, thần linh phù hộ cho ngô lúa tốt tươi, chăn nuôi phát triển, xóm làng yên bình và người dân khỏe mạnh. Theo quan niệm của người Ráy đây là lễ hội để kết thúc một tháng vui chơi ( hay còn gọi là tháng Tết)

Lễ hội này thường được diễn ra vào ngày Thìn tháng Giêng hàng năm. Sáng ra, mọi người hồ hởi về dự hội tại một khu ruộng tương đối bằng phẳng phía đầu bản. Trung tâm của hội, người dân sẽ dựng cây còn cao vút bằng cây mai có một vòng tròn trên ngọn. Vòng tròn đó sẽ có một mặt dán giấy đỏ tưng trưng cho Mặt Trời, mặt còn lại dán màu vàng, tượng trưng cho Mặt Trăng.

Không thể thiếu mâm cúng trong ngày hội này, theo quan niệm rằng măm cần phải có đầy đủ các lễ vật tượng trưng cho sự no ấm như bao gồm: vải, trứng, măng, bạc trắng và 6 quả còn của các cô gái chưa chồng.

2. Lễ hội Xên Bản của dân tộc Thái

Lễ hội Xên Bản diễn ra vào tháng Giêng hoặc tháng 2  Âm lịch hàng năm, được người Thái tổ chức để tạ ơn trời đất, tổ tiên, tỏ lòng biết ơn đến các vị thần linh đã khai sáng, lập bản, dựng mường cũng cầu xin trời đất cho mưa thuận gió hòa.

Dân làng sẽ cử đại diện là người nối dõi của dòng họ đầu tiên đến khai phá, xây dựng bản. Người đại diện sẽ mời thầy mo về cúng, mời thần bản về dự lễ và thụ hưởng những lễ vật dân bản thành tâm dâng cúng.

Lễ vật dâng cúng sẽ bao gồm: một đầu lợn (phải là lợn đen), hai con gà, một quả trứng, bát gạo, hương, nến.  Sau khi đã cúng xong, sẽ tiến hành chơi nhiều trò chơi, múa hát dân gian. Các trò chơi như cù quay, ném còn, tó má lẹ, thi đối đáp, múa xoè… Người Thái quan niệm rằng, vòng xòe càng rộng, tiếng chiêng trống càng vang xa, ném được nhiều còn qua vòng tròn thì năm đó bản ta càng ấm no, yên vui, gặp nhiều may mắn.

3. Lễ hội Xuống đồng của dân tộc Mường

Lễ Xuống Đồng diễn ra vào đầu tháng giêng âm lịch. Đây là nghi thức rước vía lúa có từ hàng ngàn năm, cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, dân bản bình an, khỏe mạnh. Những bó lúa đẹp nhất sẽ được đem đi cúng rước, dâng cúng thần linh, sau đó tiến hành tới nghi thức tâm linh, lúa giống sẽ được phân phát về cho các bản, khởi đầu cho mùa sản xuất trong năm.

4. Lễ hội Nhảy lửa của dân tộc Dao

Lễ hội Nhảy lửa thường được tổ chức vào khoảng thời gian cuối năm đến ngày rằm tháng Giêng âm lịch. Mục đích là để cảm tạ thần lĩnh đã phù hộ cho người dân một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và tiếp tục cầu mong thần linh che chở, tránh được thiên tai, cuộc sống dân làng ấm no.

Một đống lửa lớn được đốt trong khoảng sân rộng và thầy mo sẽ tiến hành làm lễ.  Trong khoảng từ 30 – 40 phút đầu, thầy cúng sẽ ngồi trên chiếc ghế dài, thực hiện các bài lễ để mở đường lên trời tìm “con ma” rồi gọi về nhập vào những người tham gia nhảy lửa. Khi thầy mo gõ đàn, từng thanh niên sẽ ngồi đối diện với thầy và luc đó sẽ nhập đồng cho người nhảy lửa. Các động tác lắc lư của các chàng tra và bất đầu bật lên, cúi người, nhảy lò cò và tiến ra gần đống lửa. Với một nguồn năng lực nào đó đã nhấc người thanh niên nhảy bật hai chân vào giữa đống lửa cháu rừng rực.

5. Lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông

Đây là lễ hội thường được người Mông tổ chức vào dịp đầu xuân. Theo quan niệm rằng, trước đây những cặp vợ chồng người Mông nào lấy nhau nhiều năm chưa sinh được con cái, người chồng sẽ lên một quả đồi nào đó cầu xin thần đồi, thần núi phù hộ gia đình sinh được con. Nếu sau khi các thần nghe thấu lời thỉnh cầu phù hộ gia đình sinh được con như ý nguyện. Trong 3-5 năm sai, gia đình đó sẽ tổ chức lễ Gầu Tào mời họ hàng, làng bản đến chia vui, tạ ơn các vị thần đã giúp đỡ.

Trên đây là những lễ hội đầu xuân đặc sắc trên vùng cao Tây Bắc. Cùng đồng hành với Pao Quán để tìm hiểu nhiều hơn về những phong tục tập quán rất riêng chỉ có ở miền sơn cước nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐẶT BÀN NGAY